Bảo dưỡng đồng hồ

Bảo dưỡng đồng hồ: Tất cả những điều bạn cần biết!

Rất nhiều người mua đồng hồ mà không quan tâm tới việc bảo dưỡng, khiến cho những chiếc đồng hồ rất nhanh hỏng hóc. Do đó, hãy đến ngay Suzukuwatch.com để bảo dưỡng tránh làm hỏng đồng hồ.

Bảo dưỡng đồng hồ lau dầu

Nếu ở trên thế giới việc bảo dưỡng đồng hồ phải định kỳ theo đúng tiêu chuẩn hãng. Nhưng thực tế ở Việt Nam tình trạng bảo dưỡng phổ biến nhất là khi đồng hồ bị hỏng hay chết vặt, đồng hồ chạy nhanh chậm hoặc đồng hồ bị trục trặc mới mang đi kiểm tra và lau dầu. Điều này sẽ khiến những chiếc đồng hồ sẽ trở nên bệnh nặng và mất nhiều chi phí hơn nhiều so với bảo dưỡng định kỳ. Tuy nhiên không phải cứ lau dầu thường xuyên thì đồng hồ sẽ ổn định và tốt. Để chiếc đồng hồ hoạt động ổn định bạn cần phải có kiến thức như:

Đối với đồng hồ cơ:

  • Đồng hồ sử dụng các dòng máy Seiko, Citizen, Orient, Myota của Nhật thời gian lau dầu định kỳ là từ 2 đến 3 năm/lần
  • Đồng hồ sử dụng các dòng máy phổ thông như Selita, Eta của Thụy Sỹ thời gian lau dầu định kỳ là từ 3 đến 5 năm/lần
  • Đồng hồ sử dụng các dòng máy cao cấp thời gian lau dầu định kỳ là từ 5 đến 8 năm/lần

Đối với đồng hồ pin:

Đồng hồ pin cũng cần phải bảo dưỡng theo định kỳ và tuổi thọ của đồng hồ. Nhiều người cứ nghĩ rằng đồng hồ pin thì cứ thay pin là sẽ ok. Nhưng thực tế không phải vậy, chiếc đồng hồ pin cũng cần phải bảo dưỡng lại. Sử dụng một thời gian dài bụi bẩn sẽ làm hao mòn đi các bản tiếp xúc, khiến đồng hồ sẽ không hoạt động ổn định.

Thời gian định kỳ bảo dưỡng của một chiếc đồng hồ pin khoảng 5 đến 8 năm một lần. Tương đương với khoảng 3 lần thay pin đồng hồ là đã có thể bảo dưỡng được rồi.

Quy Trình 10 Bước Lau Dầu Đồng Hồ Đạt Tiêu Chuẩn

  •  Tiếp nhận đồng hồ,xác nhận các hình thức và tình trạng của đồng hồ
  •  Tháo rời các bộ phận bên ngoài như dây, vỏ, nắp đáy của đồng hồ
  • Vệ sinh bằng máy chuyên dụng phần vỏ, dây
  • Tháo các mặt số, kim khỏi đồng hồ và các chi tiết máy bên trong
  • Rửa và làm sạch các chi tiết máy bên trong bằng dung dịch đặc biệt
  • Kiểm tra các chi tiết máy và bánh răng có bị hư hại gì không
  • Tiến hành lắp ráp và tra dầu cho từng bộ phận của đồng hồ
  • Làm sạch kim, lắp ráp với mặt đồng hồ và vỏ đồng hồ
  • Căn chỉnh sai số của đồng hồ bằng máy đo và bằng thực tế
  • Kiểm tra mức độ chịu nước của đồng hồ bằng máy thử nước chuyên dụng

Lau Dầu Đồng Hồ Mất Bao Nhiêu Thời Gian?

Thời gian để lau dầu đồng hồ đạt chuẩn Thụy Sĩ phụ thuộc vào cấu tạo phức tạp máy. Hiện tại có ba đất nước sản xuất máy đồng hồ đến từ Trung Quốc, Nhật Bản và Thụy Sĩ. Tuy nhiên ai cũng đều biết cấu thành và mức độ ổn định của những cỗ máy Thụy Sĩ vẫn luôn là số 1. Chính vì vậy, thời gian để lau dầu một chiếc đồng hồ Thụy Sĩ lâu hơn so với chiếc đồng hồ Nhật Bản hoặc Trung Quốc.

Thời gian để hoàn thiện lau dầu đồng hồ khoảng 3 đến 7 ngày.

Bảo dưỡng đồng hồ bị vào nước

Trong quá trình sử dụng đồng hồ, rất nhiều người do vô ý có thể khiến đồng hồ bị vào nước do bơi lội, lặn hoặc đi xông hơi hoặc cho đồng hồ tiếp xúc nước với áp suất quá lớn. Nếu không bảo dưỡng đồng đúng cách, có thể dẫn đến ảnh hưởng tới bộ máy bên trong. Vậy nên, nếu quý khách cần bảo dưỡng đồng hồ bị vào nước, hãy đến các trung tâm sửa chữa uy tín và chuyên nghiệp để có được dịch vụ và chế độ bảo hành tốt nhất.

Đồng hồ bị vào nước nếu không được bảo dưỡng đồng hồ kịp thời sẽ gây ảnh hưởng tới bộ máy bên trong. Và ai cũng biết, với đồng hồ bộ máy chính là trái tim, nếu trái tim có vấn đề, vậy đồng hồ sẽ chết. Lời khuyên của chúng tôi là  khi mua đồng hồ, nên đặc biệt chú ý đến chỉ số chống nước của cỗ máy để biết cách sử dụng, bảo quản để đồng hồ có thể sử dụng lâu bền.

Trên mạng có rất nhiều bài viết về cách bảo dưỡng đồng hồ bị vào nước ngay tại nhà nhưng hãy nhớ đó chỉ là phương pháp tạm thời. Bạn nên mang ngay đồng hồ của mình tới trung tâm Suzukuwatch.com để chúng tôi có thể bảo hành và hồi sinh cho chiếc đồng hồ yêu quý của bạn.

Để đồng hồ tránh bị vào nước, cách tốt nhất và đơn giản nhất là hãy tránh môi trường nước… Cũng cần ghi nhớ chỉ số chống thấm được ghi trên đồng hồ không đồng nghĩa với việc bạn có thể thoải mái đeo chiếc đồng hồ đó lặn xuống độ sâu như ghi trên đồng hồ. Đa phần những chiếc đồng hồ ghi chống thấm ở độ sâu 30-50m, chỉ có tác dụng đi mưa, hoặc rửa tay nhẹ nhàng chứ không thể đeo chiếc đồng hồ đó để đi bơi. Vì vậy, hãy tập thành thói quen, luôn cởi đồng hồ mỗi khi sắp tiếp xúc với nước.

Đặc biệt, đồng hồ bị vào nước, một nguyên nhân không nhỏ nằm ở việc người đeo thường mang đồng hồ vào phòng tắm xông hơi, hoặc đeo đồng hồ khi tắm nóng lạnh. Đây là môi trường có độ ẩm cao, các phân tử nước có thể len lỏi trong không khí và tấn công những chiếc đồng hồ của chúng ta. Kết hợp với đó là việc đồng hồ phải chịu các va quệt, khiến cho các chi tiết như kính, nắp đáy có thể bị lỏng. Trong một số trường hợp, người đeo không biết cách điều chỉnh, vặn núm đồng hồ sai cách có thể tạo ra những khoảng hở để hơi nước len vào từ đây. Vì vậy, nếu chọn đồng hồ, nên chọn những mẫu đồng hồ có núm điều chỉnh dạng vít, để đồng hồ có độ kín cao hơn. Cuối cùng, đừng quên kiểm tra và bảo dưỡng đồng hồ định kỳ để các kỹ thuật viên có thể giúp bạn bảo hành và hút âm ngay khi cần thiết.

Bảo dưỡng đồng hồ bị trày xước mặt

Không gì khó chịu bằng việc sở hữu một chiếc đồng hồ với mặt kính bị trày xước hoặc thậm chí là bị vỡ. Theo một cách nào đó thì nó giống như bạn đang đi một đôi giày Louis Vuitton nhưng lại bị bẩn. Thực tế là nếu mặt kính đồng hồ mà bị trày xước, hình ảnh cá nhân của bạn cũng sẽ không tốt trong mắt người khác, khiến cho công việc của bạn có thể không thành công. Nghiêm trọng hơn là khi mặt số có thể bị vỡ, khi cho mưa gió, bụi bẩn qua đó mà lọt vào bên trong cỗ máy, khiến cho cỗ máy đồng hồ có thể bị nguy hại. Đây chính là những điều giúp chúng tôi khẳng định với bạn, hãy thay bảo dưỡng đồng hồ, thay mặt kính ngay khi có thể chứ không nên để mặt kính bị trày xước hoặc vỡ.

Có rất nhiều loại mặt kính đồng hồ khác nhau, mục đích chính của nó là để bảo vệ các chi tiết bên trong đồng hồ và bảo vệ mặt số đồng hồ cũng như kim, cọc số. Nhìn chung, tùy thuộc vào từng chất liệu mà sẽ có những loại mặt kính khác nhau, dẫn tới mức chi phí thay mặt kính đồng hồ và bảo dưỡng đồng hồ cũng sẽ có nhiều lựa chọn khác nhau.

Mặt kính sapphire

Đây là chất liệu cao cấp nhất của mặt kính đồng hồ. Nó được xem là “quyền lực tối thượng” của thế giới mặt kính đồng hồ. Tuy nhiên, chúng ta đều biết không phải thứ lấp lánh đều là vàng, không phải cứ tỏa sáng thì đều là sapphire. Vậy có điều gì bí mật trong cái tên mặt kính sapphire này. Hãy đọc tiếp để bạn có thể có được lựa chọn đúng khi sử dụng dịch vụ thay mặt kính đồng hồ ở bất kỳ đâu.

  + Sapphire tráng mỏng

Về bản chất, đây là một loại kính phổ thông nhưng được tráng phủ một lớp sapphire mỏng. Đặc điểm của chất liệu này là giòn, có thể vỡ khi gặp phải va chạm nhẹ và bị trầy xước sau một thời gian sử dụng. Không nói, bạn đọc cũng có thể đoán biết đây là một chất liệu rẻ tiền, rẻ hơn cả mặt kính khoáng và chỉ thường được sử dụng cho các mẫu đồng hồ hàng nhái, hàng fake. Khi quyết định thay mặt kính đồng hồ, hãy hỏi rõ xem, kính sapphire mà bạn được chào mời, có phải loại này không. Nếu đúng, thì không nên sử dụng. Thông thường, sản phẩm này sẽ buộc phải ghi rõ là Coated Sapphire, hay phủ, tráng sapphire.

  + Sapphire tráng dày

Có cấu tạo và hình thức tương tự sapphire tráng mỏng. Tuy nhiên lớp sapphire trên bề mặt được tráng dày hơn, thời gian sử dụng lâu hơn. Mặc dù vậy, chúng tôi cũng không khuyến khích quý khách lựa chọn chất liệu này khi sử dụng dịch vụ thay mặt kính đồng hồ bởi đây không phải một lựa chọn tốt.

  + Sapphire nguyên khối (Tinh thể sapphire)

Đây là một loại vật chất trong suốt, có độ cứng chỉ sau kim cương. Độ cứng của sapphire vào khoảng 2000 VK. Trong khi đó, độ cứng của kim cương, max, vào khoảng 10.000 VK. Thay mặt kính đồng hồ, chọn chất liệu này, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về độ chống xước. Đặc biệt, với một số loại mặt kính sapphire cao cấp, người ta còn phủ lên trên một lớp chống lóa (anti reflective) để dễ dàng xem giờ trong điều kiện ánh sáng mạnh. Bạn có thể nhận ra loại kính này với ánh sáng tím khúc xạ trên bề mặt.

Tuy bạn chọn thay mặt kính đồng hồ là chất liệu sapphire, với ưu điểm chống xước tốt, nhưng không phải vì thế mà để mặt kính đồng hồ tiếp xúc với những trang sức kim cương hoặc đá zirconia. Bạn cũng không nên vứt, hoặc quăng quật đồng hồ hoặc khoe mẽ với bạn bè bằng cách lấy dao hoặc nĩa đề cào lên bề mặt.

Mặt kính Mica

Về bản chất, đây không phải là kính. Nó thực tế là một loại nhựa trong suốt nhưng có những đặc tính khá giống với thủy tinh. Tuy nhiên, trọng lượng của mica nhẹ hơn, lại có khả năng chịu lực, dễ gia công và giá thành khá rẻ. Tuy vậy, nhược điểm của mica là độ cứng thấp, chỉ khoảng 300 VK. Đây chính là điều khiến sau một thời gian sử dụng, kính có thể bị mờ đục, trầy xước, rất xấu. Trước đây, công nghệ chưa phát triển, chất liệu này khá được ưa dùng. Nhưng bây giờ, chất liệu này chỉ còn ở những chiếc đồng hồ giá rẻ, hoặc đồng hồ cho trẻ em.

Mặt kính mineral (kính khoáng chất):

Nhìn chung, đây là chất liệu yêu thích của các thương hiệu đồng hồ có mức giá tầm trung như Casio, Orient hoặc Citizen do có độ VK cao hơn mica (400 VK), có độ trong suốt lớn, dễ đánh bóng. Với chất liệu này, còn có một lựa chọn khác là Hardlex Crystal. Có thể tạm gọi đậy là mặt kính mineral cao cấp bởi chất liệu này có độ cứng siệu việt, gấp hai lần chất liệu kính khoáng thông thường. Do cao cấp nên hãng Seiko cũng chỉ sử dụng trong một số mẫu đồng hồ của thương hiệu. Một điều khá thú vị mà bạn nên nhớ khi thay mặt kính đồng hồ là do kính khoáng có giá tốt nên các hãng thường sử dụng loại dày hơn bình thường nên có độ cứng, và chịu lực tốt hơn cả những mặt kính sapphire mỏng.

Vệ sinh dây vỏ, bảo dưỡng đồng hồ

Một chiếc đồng hồ tốt, đắt tiền cần được chăm sóc như cách chúng ta chăm sóc và bảo vệ như bảo vệ nhân tình của mình. Và để làm được điều này, không nhất thiết lúc nào bạn cũng phải ra tay – bởi đã có trung tâm Suzukuwatch.com.

Nếu mặt kính và mặt số đồng hồ giúp tôn lên đẳng cấp cổ tay của người đeo, nó giống như chiếc huy chương vàng Olympics thì dây đồng hồ chính là sợi dây đỏ giúp đồng hồ trở thành biểu tượng của vinh quang. Theo một cách nào đó, nếu mặt đồng hồ là cánh diều, dây đồng hồ sẽ là sợi chỉ giúp cánh diều đó bay cao. Nói hoa mỹ là vậy, nhưng thực chất dây đồng hồ vẫn là dây đồng hồ với các chất liệu chính là kim loại, kim loại quý, cao su, dây vải và dây da.

popup

Số lượng:

Tổng tiền: